Dù được ra đời ở hai khu vực và hoàn cảnh khác nhau, thế nhưng thoạt nhìn sẽ khó có thể phân biệt được hai môn võ này. Bởi ở cả hai môn boxing và muay thái đều sử dụng trang phục; dụng cụ thi đấu giống nhau: các võ sĩ cùng cởi trần và chỉ sử dụng quần đùi để thi đấu; đều dùng găng tay da để thi đấu; sử dụng nhiều đòn đấm;… Tuy nhiên, ngoài sự giống nhau đó ra thì boxing và muay thái có rất nhiều sự khác nhau.
Muay thái mang yếu tố tinh thần, tâm linh còn boxing thì không
Sự khác biệt đầu tiên giữa boxing và muay thái là muay thái một môn võ mang đầy tính tâm linh và tôn giáo. Bởi vì được sinh ra lại đất nước Thái Lan, là một quốc gia phương Đông có nền Phật giáo rất phát triển nên việc muay thái mang tính tôn giáo là đương nhiên.
Muay thái là môn võ được binh lính triều đình Xiêm La tập luyện để chiến đấu với kiếm. Sau này, khi muay thái không còn được ưa chuộng trong quân đội nữa thì đã phát triển rộng ra toàn quốc; trở thành môn võ toàn dân đuộc mọi người dân Thái Lan luyện tập.
Ngược lại với muay thái, boxing là một môn võ ra đời từ phương tây. Sự ra đời của boxing nhằm mục đích tạo ra các cuộc thi đấu cho thanh niên để thư giãn. Bằng chứng là từ năm 1750 TCN khi boxing được phát triển trở lại thì môn võ này thường được tổ chức vào những ngày nghỉ ngơi; thường có sự tham dự của đông đảo mọi tầng lớp.
Kỹ thuật của muay thái đa dạng hơn boxing
Trong muay thái, võ sĩ sẽ dùng tất cả các đòn đấm, đá gối, cùi chỏ, ôm vật,.. để tấn công đối phương. Những đòn tấn công bằng đầu gối, cùi chỏ của muay thái nổi tiếng trên khắp thế giới. Chúng sẽ khiến võ sĩ phải chịu nhiều chấn thương, chịu nhiều đau đớn; thậm chí là đầy máu me trên sàn đấu sau đó bị hạ knock – out.

Kỹ thuật của Muay thái có sự kết hợp linh hoạt cả đòn chân và tay
Tất cả các kỹ thuật trong boxing đều chỉ sử dụng đến tay, không hề có sự xuất hiện một một đòn tấn công bằng chân.
Ngoài ra còn có một số sự khác nhau về tư thế luyện tập, cụ thể:
1. Cách sử dụng tay
Ở muay thái có một số vị trí tay khá khác nhau. Đặc biệt nhất là cánh của võ sĩ muay thái khi đưa ra sẽ rộng hơn boxing; tay thường được đưa cao sát lên mặt; đôi khi sẽ hơi rộng ra ngoài một chút, mặt ngoài cẳng tay hướng về phía của đối thủ để tránh bị những đòn tấn công cùi chỏ vào mặt, đòn đá vào đầu.
Ở quyền anh, bàn tay phải sẽ chạm vào phần thấp hơn của cằm phải để phòng thủ; tay trái được giữ cao để ra đòn tấn công. Ở quyền anh các võ sĩ rất chú trọng việc bảo vệ cằm của mình. Cằm sẽ được khép vào vai trái và cúi xuống để không bị trở thành điểm tấn công hấp dẫn của đối thủ.
2. Tư thế hông khi thực hiện kỹ thuật
Ở boxing, khi chiến đấu, hông của các võ sĩ sẽ được check ra phía bên ngoài (60 – 80 độ). Khi chếch hông như vậy sẽ tạo thành phần hõm ở bụng để đối thủ không tấn công được. Tuy nhiên, dù tư thế này có thể bảo vệ được phần bụng như phần sườn; ngực của các võ sĩ trở thành điểm tấn công lý tưởng của đối thủ.
Khi thực hiện các kỹ thuật liên quan đến chân, hông của các võ sĩ muay thái sẽ mở góc rộng hơn (góc 45 độ) để dể đá. Bởi để có thể tung ra các cú đá trái, phải; đá thăm dò với cẳng chân. Ở trong boxing không có các đòn đá nên việ không mở rộng hông là điều đương nhiên.
3. Tư thế chân
Nếu đã theo dõi boxing và muay thái đủ lâu, các bạn sẽ thấy vị trí bàn chân giữa muay thái và boxing khá tương tự nhau. Tuy nhiên tương tự không có nghĩa là giống nhau hoàn toàn. Ở mỗi bộ môn vẫn có những điểm khác biệt.
Cụ thể ở trong muay thái, kỹ thuật chân hướng về phía trước tương đối rộng; tay sẽ duỗi thẳng và hướng lên trên, hoặc bên dưới trán, khuỷu tay hơi chếch ra phía ngoài. Kết hợp các kỹ thuật chân, tay, hông cho phép võ sĩ tung ra các đòn đá trước, sau, đá thăm dò; hoặc cũng có thể tung ra đòn chỏ đầy nguy hiểm. Dù đứng chân trước chân sau nhưng võ sĩ phải liên tục di chuyển chân do phải phối hợp nhuần nhuyễn với nhiều kiểu đá.
Các võ sĩ boxing phải mở góc hông rộng từ 60 – 80 độ nên không thể thực hiện được các cú đá như trong muay thái. Tuy nhiên, boxing đòi hỏi các võ sĩ phải sở hữu một đôi chân thật khỏe để làm trụ vững. Bởi vì, một khi chân đã bị “hổng” trên sàn đấu, các cú đấm tung ra không có lực, chẳng xi nhê gì với đối thủ cả.
So sánh về khả năng thực chiến của boxing và muay thái
Một trong những sự khác biệt lớn nhất bạn sẽ nhận ra giữa hai môn thể thao này đó là cách vận phòng thủ. Muay thái là môn võ đầy khắc nghiệt. Phương châm của môn võ này là “ra đòn nhanh, hiểm, mạnh và khiến đối phương gục ngã càng nhanh càng tốt”. Vì thế, trong thực chiến, các võ sĩ muay thái thiên về tấn công nhiều hơn là phòng thủ.
Các võ sĩ sẽ tấn công liên tục vào đối phương; đối phương cũng sẽ không né mà thay vào đó sẽ tìm cách đưa ra những đòn khống chế lại. Khi tập luyện môn võ này sẽ không có chuyện không xuất hiện chấn thương. Các võ sĩ sẽ phải hứng chịu tấn cả và phải tự tìm cách để “trả” lại cho đối phương.
Ngược lại với muay, boxing lại là một môn võ thiên về phòng thủ nhiều hơn. Các võ sĩ boxing khi tập luyện sẽ được học cả những kỹ năng tấn công; phòng thủ và né đòn. Trong thực tế chiến đấu, các võ sĩ boxing sẽ vừa phải tấn công đối thủ vừa phải giữ tay tại cằm để sẵn sàng phòng thu; tấn công ngược lại.

Boxing là môn võ thiên về các đòn tay
Lời kết
Boxing và muay thái là hai môn thể thao khác nhau. Nếu đã tập muay thái mà giờ muốn phát triển thêm boxing bạn sẽ phải biết điều chỉnh những kỹ thuật ở muay thái cho boxing và ngược lại. Vì vậy, việc so sánh 2 bộ môn này cái nào hơn cái nào kém là rất khập khiễng. Bởi 2 môn là 2 chủ thề hoàn toàn khác nhau, mỗi môn sẽ có cái hay riêng phù hợp với từng người.
Liên hệ ngay với Kickfit Sports nếu các bạn cần được tư vấn về boxing/ muay thái kỹ hơn nhé!