Phái nữ luôn bị động yếu thế trong tình huống xấu như gặp kẻ cướp, bị bắt nạt…Chính vì thế, không phải ai cũng ý thức được tự vệ tốt sẽ cứu nguy bạn trong tình huống “tiến thoái lưỡng nan”. Do đó, hãy “nạp” ngay các đòn đánh muay thái để tự tin làm chủ trong mọi tình huống nhé!
Sức mạnh lợi hại của các đòn đánh muay thái giúp bạn tự vệ
Muay thái là môn võ xuất thân trong thời gian kháng chiến. Với nền tảng rèn luyện qua nhiều thế kỷ đây được đánh giá là 1 trong kỹ thuật võ tập sắc bén trên thế giới. Với động tác kết hợp 8 chi: tay chân và cùi chỏ giúp bạn phát huy được hết khả năng vận động. Trong các động tác đánh, cùi chỏ được ví như đòn phản công “chí mạng” với sức mạnh tuyệt vời của khuỷu tay.
Bạn là nữ giới chọn bộ môn này với mục đích tự vệ, bạn hoàn toàn có thể xử lý tình hình nhanh nhạy hơn khi đối tượng xấu tiếp cận gần. So với các đòn đấm trong boxing, động tác dơ tay thẳng có thể bị khống chế lại bằng đòn khóa cổ hoặc ghì chặt nắm đấm. Bạn sẽ bị bắt “thóp” khoảnh khắc đầu tiên và lúng túng khi chống cự lại nó.
Hơn nữa, dùng khuỷu tay khiến người bị đánh bất ngờ và hạ đòn “knock-out” chủ chốt vào vùng mặt và cằm.
Kỹ thuật cùi chỏ “cứu nguy” tình huống xấu như thế nào?
Tận dụng ưu điểm đặc trưng của mình, cùi chỏ đem đến bài tập đáng giá cho phái nữ. Nếu có ai nói đây là kỹ thuật khó quả không sai. Nhưng khi chia nhỏ các bài tập bạn sẽ thấy các động tác đánh trong muay thái thực chất không quá khó khăn cho nữ. Sức mạnh của đòn chỏ đạt khoảng 38 km/h. Với tốc độ không thua kém đòn đấm trong boxing và kickboxing. Chỉ cần đánh liên tiếp từ 2-3 lần gây sự hoang mang cho đối phương. Đầu tiên động tác thực hiện như sau:
- Dơ khuỷu tay ngang sang bên phải, bên trái và kết hợp xoay hông.
- Thực hiện nhấc cả hai mũi chân.
- Tay còn lại ép sát thân người.
- Cuối cùng, dơ tay cùi chỏ hướng về mặt đối phương tập trung vào điểm chính: thái dương, cổ, cằm.
Yêu cầu thực hiện động tác phải nhanh và dứt khoát. Không thể ngờ tác dụng cùi chỏ khiến đối phương gặp phải chấn thương. Trường hợp của võ sĩ Jeremy Balasse bị tấn công cùi chỏ lõm phần trán. Khiến anh đau đớn và đi điều trị ngay sau khi kết thúc thi đấu. Cú đánh thực hiện từ nam giới so mạnh mẽ hơn nhiều so với nữ giới. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tăng cường sức mạnh với thời gian luyện tập liên tục trên bao đấm.
Thông thường, đấm cùi chỏ sẽ tấn công đan xen chuyển động của tay theo chiều ngang, dọc và lặp đi 2-3 lần. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm với kỹ thuật đấm và đá chân để xử lý tình huống trở nên nhanh nhạy hơn.
Xem thêm:
>>> THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG DÀNH CHO NGƯỜI TẬP MUAY THÁI – HIỆU QUẢ BẤT NGỜ ĐẾN TỪ NHỮNG THỰC PHẨM DỄ KIẾM
>>> BẠN CÓ BIẾT 5 ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA KICKBOXING VÀ MUAY THÁI?
5 động tác cùi chỏ tự vệ cho nữ
Dưới đây là 5 kỹ thuật tập cùi chỏ bạn cần nắm vững. Cùng tìm hiểu và tập ngay cùng Kickfit Sports nhé!
Chỏ vuông
Bài tập bao gồm: Dơ tay phải vuông góc, vai hướng bên trong. Chuyển trọng tâm về bên tay thực hiện cú đánh đồng thời xoay hông.
Chỏ lật
Dơ cánh tay phải chiều dọc, khuỷu tay hướng ra ngoài. Phần vai hướng ra áp sát với mặt. Tay còn lại hạ thấp và dơ nắm đấm ngang thân người. Nhanh chóng thực hiện các hai tay đồng thời.
Chỏ chéo – hướng từ trên xuống
Động tác tiếp theo được thực hiện dựa trên chỏ lật. Khi trở về tư thế chỏ lật, đặt chân trái hướng người về phía trên. Thực hiện xoay người ra phía sau và dơ cùi chỏ tay phải hướng. Cả hai tay đều thực hiện so cho tạo thành hình vòng cung. Lưu ý tay bên trái áp sát phần tay của mình.
Chỏ đánh đỉnh
Trở về tư thế phòng thủ, tay phải dơ cao hướng về trán và đỉnh đầu đối thủ. Tay bên cạnh áp sát vào thân người.
Chỏ hạ liên hoàn
Động tác liên tiếp cùi chỏ kết hợp các động tác phía trên. Động tác nhanh, cứng chắc khi tập bạn hoàn toàn có thể tự tin hơn với kỹ năng phòng vệ của mình.
Tập theo các chuỗi bài tập đánh cùi chỏ trong muay thái bạn đã làm chủ một trong những tư thế “hạ chốt” của bộ môn này. Ngoài ra, bạn nên lưu ý trong quá trình đầu tập giữ khoảng cách gần khi thực hiện và thực hiện đúng động tác để tránh chấn thương xương khớp nhé!