Kiếm hiệp Kim Dung thực chất là một bộ truyện về kiến hiệp của tác giả Kim Dung. Kim Dung đã sáng tác toàn bộ 20 cuốn truyện kiếm hiệp và tất cả đều trở nên nổi tiếng. Trong những bộ truyện của mình, Kim Dung có đưa rất nhiều những tuyệt kỹ võ thuật có thật của Trung Quốc vào.
1. Tuyệt chiêu Đả Cẩu Bổng Pháp
Đả Cẩu Bổng Pháp là một trong những tuyệt chiêu võ công nổi tiếng nhất trong kiếm hiệp Kim Dung. Thường được dùng trong Cái Bang và song hành với Hàng long thập bát chưởng để chấn phái, thống nhất Cái Bang. Tuyệt kỹ võ công này thường được truyền tụng theo hình thức bang chủ đời này truyền lại cho bang chủ đời sau.
Đả Cẩu Bổng Pháp thực chất là một bộ tổng pháp, các kỹ thuật thuật của bộ pháp này đều liên quan đến côn và gậy. Vì vậy nó còn được gọi cách khác là côn pháp. Bộ côn pháp này được ra đời trong Cái Bang từ rất lâu. Tuy nhiên, chỉ khi đến đời Cái Bang thứ 18 là Bang chủ Hồng Thất Công, sau đó là Hoàng Dung – con gái của Đông Tào Dược Sư thì nó mới thực sự được giang hồ biết tới nhiều.
Đả Cẩu Bổng Pháp nổi danh là môn võ lấy nhu khắc cương và có tổng tất cả 36 chiêu. Các chiêu thức có thể biến hóa khác nhau để tạo ra những chiêu thức võ công ảo diệu, nổi danh giang hồ. Bên cạnh đó, khi thi triển võ công, các bang chủ sẽ thi theo đường lối “Tứ lạng bạt thiên cân” (Bốn lạng bạt ngàn cân), võ công được thực hiện theo 8 chữ khẩu quyết: buộc; đập; đâm; dẫn; khoá; khều; xoay; trói.
2. Cửu Âm Chân Kinh
Là một trong những tuyệt kỹ võ công nổi tiếng nhất trong bộ phim Anh Hùng Xạ Điêu. Sau này, tác giả Kim Dung còn thêm Cửu Âm Chân Kinh vào bộ truyện “Thần Điêu Đại Hiệp” và “Ỷ Thiên Đồ Long Ký”.
Trong truyện, Cửu Âm Chân Kinh xuất hiện qua lời kể của nhân vật Chu Bá Thông với Quách Tĩnh. Chính Hoàng Thường là người đã sáng tạo ra nó. Bộ tuyệt kỹ nào chứa đựng những bí kíp rèn luyện nội công trở nên thâm hậu, khắc chế kẻ địch nên sau khi Hoàng Thường (nhân vật có thật, sống tại thời Bắc Tống) mất giang hồ đã xảy ra những cuộc bạo chiến tranh cướp 2 cuốn bí kíp.
Đặc biệt, 5 người sở hữu võ công tuyệt đỉnh trong giang hồ như: Hoàng Dược Sư; Đoàn Trí Hưng; Âu Dương Phong; Vương Trùng Dương và Hồng Thất Công đã cùng nhau tranh đấu trên đỉnh núi Hoa Sơn để được sở hữu bộ bí kíp.
Sau này, có nhiều nhân vật nổi tiếng như Chu Bá Thông; Quách Tĩnh; Tiểu Long Nữ; Dương Quá; Chu Chỉ Nhược cũng đã luyện được bộ pháp võ công này.
3. Giáng Long Thập Bát Chưởng
Bên cạnh tuyệt chiêu Đả Cẩu Bổng Pháp, Cái Bang còn sở hữu bộ tuyệt kỹ võ công Giáng Long Thập Bát Chưởng. Trong bộ truyện Thiên Long Bát Bộ của kiếm hiệp Kim Dung, Giáng Long Thập Bát Chưởng do Tiêu Phong sở hữu và đưa nó nổi tiếng khắp giang hồ.
Giáng Long Thập Bát Chưởng là một môn võ công có khả năng hàng long phục hổ. Kèm theo đó, nó cho người tập có một nội công thâm hâu có thể khuynh bá giang hồ. Người tập luyện nó phải là nam giới và là một người cương nghị, chính trực, là người theo chính nghĩa mới có thể luyện thành công. Vì vậy, Giáng Long Thập Bát Chưởng chính là nỗi khiếp sợ của tất cả những tà môn ngoại đạo.
Ban đầu, bộ võ công này có tới 28 chiêu thức nhưng lại có nhiều chiêu thức bị lặp nhau. Cũng có nhiều chiêu thức chưa thực sự hiệu quả trong chiến đấu nên Tiêu Phong đã điều chỉnh thêm. Sau quá trình cắt bỏ rồi lại bổ sung, cuối cùng Giáng Long Thập Bát Chưởng được chuyển thành Hàng Long Thập Bát Chưởng và có uy lực mạnh mẽ. Sau khi Tiêu Phong qua đời, bộ võ công này tiếp tục được truyền lại cho các đời bang chủ cái bang tiếp theo. Tuy nhiên, qua thời gian đã bị thất truyền còn có 12 chiêu thức và cũng không có ai thực sự luyện thành công. Dần dần, khi Cái Bang bị suy tàn thì Giáng Long Thập Bát Chưởng cũng thất truyền theo.
4. Thập Bát La Hán Trận
Thập Bát La Hán Trận là bộ pháp võ công nổi tiếng của Thiếu Lâm. Thập Bát La Hán do 18 vị la hán của nhà Phật tạo ra. Thực chất ban đầu chỉ có 16 vị, đều là người của nhà Phật, là đệ tử của Phật Thích Ca (tất cả đều có thật) nhưng sau đó không theo Phật tổ về Tây Thiên mà quyết định ở lại dương gian để hộ trì. Sau này, được bổ sung thêm 2 vị Tôn giả nữa nên mới thành 18 vị.
Trong số những võ công của Trung Quốc, võ công của Thiếu Lâm luôn được đánh giá cao nhất. Ở Thập Bát La Hán Trận, khi thực hiện võ công sẽ linh hoạt như nước chảy, khi đứng im thì vững vàng như núi, không chút sơ hở,… Các môn tăng của Thiếu Lâm đều sẽ được dạy tuyệt kỹ võ công này và phải học cực kỳ nghiêm túc. Các vị La Hán trong Thiếu Lâm còn nghiêm khắc tới mức đặt 18 tượng đồng La Hán ở ngay cửa ra vào. Nếu đệ tử (tục gia) nào muốn rời chùa, xuống núi và thực hành võ công thì phải đánh lùi được tượng đồng. Tức lúc đó võ công đã đạt tới mức thâm hậu và có thể rời chùa.
5. Nhất Dương Chỉ
Nhất Dương Chỉ là chiêu pháp dồn nội lực vào các ngón tay rồi dùng nó để tấn công vào đối thủ. Đây là một bộ pháp gia truyền nổi tiếng của hoàng tộc Đại Lý. Chỉ những người thuộc hoàng tộc này mới được truyền dạy.
Tuy nhiên, ngoài người của Đại Lý Đoàn Gia thì 4 nhân vật Đoàn Chính Thuần; Đoàn Trí Hưng; Võ Đôn Nho; Võ Tam Thông và Võ Tu Văn cũng luyện được Nhất Dương Chỉ.
Ở trong bộ truyện Anh Hùng Xạ Điêu, khi Hoàng Dung bị Cừu Thiên Nhận đánh thương, chính Đoàn Chí Hưng là người đã dùng Nhất Dương Chỉ để cứu nàng thoát khỏi nguy hiểm.
Trên đây là 5 tuyệt kỹ võ công nổi tiếng nhất trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung. Và tất cả những tuyệt kỹ này đều có thật. Hy vọng bài viết sẽ mang tới nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn. Hãy liên hệ ngay với Kickfit Sports nếu bạn cần được tư vấn nhé!